QUY TRÌNH THỪ NGHIỆM BÀN NÉN HIỆN TRƯỜNG

User Rating: / 0
PoorBest 
QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM BÀN NÉN HIỆN TRƯỜNG

I- Căn cứ :

Căn cứ yêu cầu của Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án của Công trình hoặc Bên yêu cầu.

Căn cứ điều kiện năng lực của đơn vị thí nghiệm UGFC mã số LAS-XD426.

II- Mục đích - Yêu cầu:

Công trình ............có móng của công trình là móng nông đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên, khung bê tông cốt thép toàn khối đổ tại chỗ. Thí nghiệm nhằm xác định mô đun biến dạng của đất nền trong phạm vi chiều dày bằng 2d đến 3d, d: là đường kính tấm nén theo TCVN 9354 :2012, nhằm tính toán độ lún của công trình.

Cần được cung cấp các thông tin như sau: Theo hồ sơ thiết kế :

+ Áp lực theo thiết kế ......... T/m2

+ Áp lực thử max là .........T/m2

+ Cao trình thử nghiệm ...........m

III- Tiêu chuẩn áp dụng

-          TCVN 4419-2012 : Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản

-          TCVN 9354:2012 : Đất xây dựng – Phương pháp xác định mô đun biến dạng tại hiện trường bằng tấm nén phẳng.

IV- Khối lượng thí nghiệm

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Yêu cầu

Ghi chú

1

Số vị trí thử

Vị trí


Cao trình thử ...m

2

Kích thước tấm nén

cm

50x50

Bàn nén vuông 50x50cm

3

Diện tích bàn nén

cm2

..........

Kiểu .......: ..cm2

4

Áp lực thử Pmax

T/m2

......

Ptk=18.0 T/m2

kN/m2

.......


5

Tải trọng thử lớn nhất  tương ứng với áp lực lớn nhất, Pmax

Tấn

.........

Tải đối trọng :

bao cát

xe máy đào, bê tông...

V- Phuơng pháp thí nghiệm

  1. 1. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm

-     Hệ dàn thép và đối trọng bằng xe máy đào >1.2Pmax

-     01 Kích thủy lực : đã kiểm định còn hiệu lực >1,5 * Pmax

-     Chuyển vị kế : 04 đồng hồ (đã kiểm định, chính xác 0.01mm)

-     Hệ thống dầm chuẩn : 02 thép hộp hoặc thép V dài 3m

-     Mốc chuẩn : 04 thanh thép V dài tối thiểu 1m

-     Bàn nén Kiểu II : diện tích .........cm2 làm bằng tấm thép cứng dày 25mm, Hình vuông cạnh bằng ......cm.

  1. 2. Chuẩn bị thí nghiệm

Theo bản vẽ thiết kế yêu cầu thí nghiệm tại 03 vị trí độ sâu cần thí nghiệm (xem bản vẽ thiết kế), đo đó công tác chuẩn bị lắp đặt thiết bị được tiến hành như sau:

-     Nhà thầu chuẩn bị mặt bằng đào đất đến cao độ cần thí nghiệm, vị trí thử nghiệm bàn nén phải đủ rộng đảm bảo bố trí đối trọng (như xe máy đào đủ tối thiểu 1.2 lần tải trọng thử ). Thông thường là 5x10m2, có tạo hố thu nước nếu có đọng nước mưa hoặc nước ngầm trong quá trình thí nghiệm.

-     Khi đào đến cao độ cách cao trình thí nghiệm 100mm thí nghiệm thì nhà thầu phải đào nhẹ và dùng bay đào hoặc dụng cụ khác tránh ảnh hưởng đến tính nguyên trạng của nền đất tự nhiên.

-     Làm phẳng mặt thí nghiệm bằng trải một lớp đệm cát dày 2cm trên nền đất tự nhiên (tại cao độ của lớp đất thí nghiệm bàn nén) và đặt tấm nén ......cm2 (hình vuông kích thước cạnh 50x50cm) xoay quanh cho tấm nén tiếp xúc đều với mặt cát.

-     Dùng đối trọng là xe máy đào khoảng cách tối thiếu hai mép gần nhất của bánh xích là 1,5m, đặt xe máy đào có tâm xe (gầm chịu lực) đúng tâm của bàn nén.

-     Để đo độ lún dùng hai dầm chuẩn gắn vào 4 mốc chuẩn và 04 thiên phân kế để đo độ lún của 04 góc tấm nén. Mốc chuẩn phải đặt đủ xa để không bị lún trong quá trình thí nghiệm (cách tâm bàn nén từ 1÷1.5m).

-     Sau khi lắp đặt thiết bị và đối trọng xong tiến hành đưa các số đọc về vạch không (0) hoặc về điểm quy ước là không, ghi vào phiếu theo dõi thí nghiệm bàn nén. 

  1. 3. Quy trình gia tải

Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp không đổi, cụ thể như sau:

Cấp tải trọng được tăng theo trình tự sau: 20%, 40%, 60%, 80%, 100%  tải trọng thử lớn nhất Pmax...... T/m2.

Theo Bảng 3 TCVN 9354 :2012 quy định thời gian ổn định quy ước đối với đất nền cần thử là loại sét pha. Tiêu chuẩn ổn định để tăng cấp áp lực là ổn định biến dạng quy ước của đất không vượt quá 0,1mm sau thời gian ổn định quy ước là 01 giờ.

Ghi số đọc biến dạng tại mỗi cấp áp lực như sau:

+ Đối với đất hòn lớn và đất cát : cách 10 phút trong nữa giờ đầu và cách 15 phút trong nữa giờ sau ; tiếp theo cứ cách 30 phút cho đến khi đạt được độ lún ổn định quy ước thì mới gia tải cho cấp kế tiếp.

+ Đối với đất sét : cách 15 phút trong giờ đầu, cách 30 phút trong giờ sau và tiếp theo cứ cách 01 giờ cho tới khi đạt ổn định quy ước thì mới gia tải lên cấp kế tiếp.

Ngừng thí nghiệm khi ổn định biến dạng ứng với cấp tải trọng cuối hoặc tổng biến dạng đạt 0.15d, trong đó d là đường kính tấm nén hoặc cạnh tấm nén.

Sau khi đạt cấp áp lực lớn nhất thì tiến hành dở tải từng cấp. Giữ mỗi cấp 10 phút, riêng cấp cuối giữ tới 20 phút đối với đất cát và giữ mỗi cấp 15 phút, riêng cấp cuối giữ tới 30 phút đối với đất sét.

Ở đây đất nền thử là nền đất loại Sét pha, nên quy trình gia tải như Bảng 1

4. Kết quả tính toán và báo cáo

4.1. Độ lún của đất nền – S

Tại mỗi cấp áp lực nén, độ lún của đất nền được tính toán bằng giá trị trung bình độ lún có được từ 3 đồng hồ đo lún.

4.2. Mô đun biến dạng của đất nền – E

Lập biểu đồ liên hệ giữa độ lún và áp lực S = f(P);

Qua các điểm thí nghiệm chấm trên biểu đồ, vẽ một đường thẳng trung bình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, hoặc bằng phương pháp đồ giải. Lấy điểm ứng với áp lực thiên nhiên làm điểm đầu Pd và điểm ứng với cấp gia tải cuối cùng làm điểm cuối Pc. Nếu số gia độ lún tương ứng với áp lực Pi lớn gấp đôi gia số lún ứng với cấp áp lực kề trước Pi-1, đồng thời nhỏ hơn hoặc bằng giá trị ứng với cấp Pi+1, thì lấy Pi-1 và Si-1, làm các giá trị cuối cùng.

Mô đun biến dạng đất E, được tính toán cho đoạn tuyến tính của biểu đồ S = f(P), theo công thức:

(1)

Trong đó:

Hệ số Poisson : được lấy bằng 0,27 cho đất hòn lớn; 0,30 cho đất cát và cát pha; 0,35 cho đất sét pha và 0,42 cho đất sét;

w - hệ số không thứ nguyên, lấy w = 0,79;

d - Đường kính tấm nén tròn hoặc cạnh của tấm nén vuông, cm;

DP – số gia áp lực lên tấm nén, MPa;

DS – số gia độ lún của tấm nén, cm, tương ứng với áp lực DP.

Trường hợp độ lún của nền vượt quá 0.15d (d là đường kính tấm nén) thì ta tính ra áp lực giới hạn của đất nền dựa vào điểm uốn cong rõ nhất trên đường biểu diễn S=f(P).

VI- Tiến độ thực hiện

- Tập kết tải và thiết bị : 01 ngày (sử dụng xe máy đào do nhà thầu cung cấp)

-Thí nghiệm 01 vị trí: tương đương 01 ngày

+ Thời gian kể từ khi bắt đầu gia tải đến khi kết thúc thí nghiệm : 11,5 tiếng/vị trí  (với điều kiện đạt theo ổn định quy ước).

- Xử lý số liệu và phát hành kết quả thí nghiệm trong văn phòng : 02 ngày

- Tổng cộng dự kiến : 04 ngày.


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ XEM!! 
LAS-XD 426  HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH 
HOTLINE : 0908.47.49.27      -      028.36720063

 

Map


Xem UGFC trên bản đồ lớn Google

Web Link

WebMail

Statistics

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday108
mod_vvisit_counterAll692415

Current : 2 guest(s),  2 bots  is online

Online Support

  08.3762.0063 - 6260.0472







 

News - Event


Khảo sát địa hình, địa chất Trung tâm Viettel Huyện Châu Đức
There are no translations available.TRUNG TÂM VIETTEL HUYỆN CHÂU ...02-07-2023Details
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT QUÝ MÃO
There are no translations available....13-01-2023Details
Hồ sơ năng lưc UGFC và LAS-XD426 năm 2021
There are no translations available.UGFC kính gửi đến Quý khác...01-11-2021Details

Activity

  • Photo Title 1
  • Photo Title 2
  • Photo Title 3
  • Photo Title 4
  • Photo Title 5

UNION OF SCIENCE TECHNOLOGY ON GEOLOGY - FOUNDATION AND VERIFICATION CONSTRUCTION (UGFC)
Address : 376 Ten Lua, Binh Tri Dong B Ward, Binh Tan Dist, HCMC.
Tel: : 08.3762.0063 - 6260.0472 , Fax: 08.62601818
Email : ugfc@ugfc.vn
Copyright © 2010 UGFC. All rights reserved. Developed ICSC.