QUY TRÌNH KIÊM TRA CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN LÕI

User Rating: / 0
PoorBest 
QUY TRÌNH  KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TRÊN KẾT CẤU/CẤU KIỆN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN LÕI
UGFC - LAS-XD 426

I- CĂN CỨ THỰC HIỆN:


- Căn cứ yêu cầu của Quý khách hàng Chủ đầu tư/ Tư vấn giám sát / Nhà thầu thi công của Dự án/ Công trình  hoặc Bên yêu cầu.

- Căn cứ theo hướng dẫn sử dụng các phương pháp thí nghiệm để xác định và đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình gồm:

+ TCXDVN 239:2006. Bê tông nặng - chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu.

+ TCVN 3105: 1993. Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

+ TCVN 3118: 1993. Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén

II - MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 

- Tiến hành khoan lấy mẫu từ kết cấu hoặc cấu kiện, gia công mẫu và thí nghiệm theo các quy định nêu trong TCVN 3105:1993, TCVN 3118:1993.

- Phương pháp khoan lấy mẫu xác định cường độ bê tông hiện trường quy về mẫu lập phương  chuẩn (Rht) với sai số trong phạm vi  +- 12/√n (%) trong đó n là số lượng mẫu khoan;

- Khi sử dụng phương pháp khoan, có thể khoan mẫu ở tuổi sau 7 ngày, thử nghiệm nén mẫu ở tuổi 28 ngày hoặc sau 28 ngày.

- Để thực hiện phương pháp tại hiện trường trên để đánh giá chất lượng bê tông tại hiện trường phải có sự thống nhất giữa các bên liên quan trong quá trình triển khai tại hiện trường. Các biên bản làm việc hiện trường sẽ được lập bởi các thí nghiệm viên.

- Công tác hoàn trả mặt bằng khi khoan lấy mẫu sẽ do đơn vị yêu cầu hỗ trợ hoàn thiện.

- Nhằm giúp công tác thí nghiệm hiện trường thuận lợi, an toàn, đơn vị thí nghiệm đề nghị đơn vị yêu cầu phối hợp tạo điều kiện mặt bằng (như cung cấp điện, nước, hỗ trợ giàn giáo, dây an toàn lao động nếu vị trí kiểm tra ở trên cao).

- Để tránh trường hợp khoan cắt thép và đường ống kỹ thuật âm sàn, đơn vị thí nghiệm yêu cầu có sự phối hợp kiểm tra của bên yêu cầu trước mỗi lỗ khoan.

III- THIẾT BỊ SỬ DỤNG

- Máy khoan rút lõi bê tông;

- Máy nén bê tông còn hiệu lực hiệu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;

- Thước kẹp;

- Tủ sấy;

- Cân điện tử;

- Các dụng cụ , thiết bị copping mẫu...

IV-TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

- Trước khi tiến hành khoan đơn vị cung cấp các bản vẽ kết cấu để kiểm tra dò cốt thép để hạn chế khoan cắt thép chịu lực chính và các đường ống điện âm sàn (nếu có).

- Mẫu khoan sau khi khoan xong được đánh dấu từng vị trí và các bên liên quan ký xác nhận.

- LAS-XD 426 sẽ gia công làm phẳng bề mặt mẫu bê tông trước khi nén .

- Kích thước mẫu sau khi gia công phải có tỉ lệ chiều cao / đường kính mẫu khoan phải nằm trong khoảng từ 1-2.

- Loại ống khoan sử dụng khoan lấy mẫu: đường kính ống khoan tối thiểu 50mm.

- Chiều sâu lõi khoan tối thiểu 100mm.

- Sau khi chuẩn bị mẫu thử xong, đo kích thước mẫu và ghi lại Đường kính (dmk), Chiều cao mẫu (h).

- Cho mẫu vào máy nén trùng tim trục nén của máy nén bê tông có thang lực phù hợp. 

- Gia tải đến khi phá hủy mẫu, ghi lại lực nén phá hủy mẫu (P).

V- TÍNH TOÁN

V.1- Tính toán xác định cường độ bê tông hiện trường của kết cấu, cấu kiện theo các bước sau:

a/ Xác định cường độ chịu nén của từng mẫu khoan (Rmk), tính bằng Mêga Pascal chính xác đến 0,1MPa, theo công thức:

Rmk = P/F                                                                                           (1)

trong đó:

P là tải trọng phá hoại thực tế khi nén mẫu theo quy trình nêu trong TCVN 3118:1993, tính bằng Niutơn chính xác đến 1 N;

F là diện tích bề mặt chịu lực của mẫu khoan, tính bằng milimet vuông chính xác đến 1mm2 và xác định theo công thức  F= p.(dmk)2/4

dmk là đường kính thực tế của mẫu khoan xác định theo quy trình đo kích thước mẫu nêu trong TCVN 3118:1993, tính bằng milimet chính xác đến 1 mm

b/ Xác định cường độ bê tông hiện trường của từng mẫu khoan (Rhti),  tính bằng Mêga Pascal chính xác đến 0,1 MPa, theo công thức sau:

Rhti=(k*D*Rmk)/(1.5+1/λ) (2)

trong đó:

D là hệ số ảnh hưởng của phương khoan so với phương đổ bê tông:

+ D = 2,5 khi phương khoan vuông góc với phương đổ bê tông;

+ D = 2,3 khi phương khoan song song với phương đổ bê tông.

l là hệ số ảnh hưởng của tỷ lệ chiều cao (h) và đường kính (dmk) của mẫu khoan đến cường độ bê tông, tính bằng h/ dmk và  phải nằm trong khoảng từ 1 đến 2;

h là chiều cao của mẫu khoan sau khi đã làm phẳng bề mặt để ép, xác định theo quy trình đo kích thước mẫu nêu trong TCVN 3118:1993, tính bằng milimet chính xác đến 1 mm;

dmk là đường kính thực tế của mẫu khoan xác định theo quy trình đo kích thước mẫu nêu trong TCVN 3118:1993, tính bằng milimet chính xác đến 1 mm;

k là hệ số ảnh hưởng của cốt thép trong mẫu khoan (đại lượng không thứ nguyên) được xác định như sau:

+ Trường hợp không có cốt thép: k = 1

+ Trường hợp mẫu khoan chỉ chứa 1 thanh thép


k=k1=1+(1.5*dt*a)/(h*dmk)  (3)

trong đó:

- h, dmk xem chú thích công thức (1), (2);

- dt là đường kính danh định của thanh cốt thép nằm trong mẫu khoan, tính bằng milimet chính xác đến 1mm;

- a là khoảng cách từ trục thanh thép đến đầu gần nhất của mẫu khoan, tính bằng milimet chính xác đến 1mm;

+ Trong trường hợp mẫu khoan chứa từ 2 thanh thép trở lên, trước tiên phải xác định khoảng cách giữa từng thanh cốt thép với lần lượt các thanh cốt thép còn lại, nếu khoảng cách này nhỏ hơn đường kính của thanh cốt thép lớn hơn thì chỉ cần tính ảnh hưởng của thanh cốt thép có có trị số (dt.a) lớn hơn đến cường độ của mẫu khoan.

Khi đó hệ số k được tính như sau:

  k=k2=1+(1.5*Σdt*a/(h*dmk)  (4)


trong đó:

h, dmk, dt, a : xem chú thích công thức (2) và (3).

c/ Xác định cường độ bê tông hiện trường của cấu kiện  (Rht) theo công thức sau:

Rhtn(i=1) Rhti/n      (5)

trong đó:

Rhti là cường độ bê tông hiện trường của mẫu khoan thứ i;

n là số mẫu khoan trong tổ mẫu.

V.2. Đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình

Căn cứ theo tiêu chuẩn TCXD 239-2006

Bê tông trong cấu kiện hoặc kết cấu công trình được coi là đạt yêu cầu về cường độ chịu nén khi đảm bảo đồng thời:

Rht ≥ 0,9 Ryc và  Rmin ≥ 0,75Ryc

Trong đó:

Rht là cường độ bê tông hiện trường của kết cấu, cấu kiện đã kiểm tra bằng phương pháp khoan lấy mẫu bê tông, xác định theo công thức (5);

Ryc là cường độ bê tông yêu cầu xác định theo mục 9.1;

Rmin là cường độ bê tông hiện trường của viên mẫu.


1.3. Khối lượng thí nghiệm hiện trường như sau:

- Vị trí và số lượng sẽ do Tư vấn giám sát hoặc Đơn vị yêu cầu chỉ định nhưng phải đảm bảo ít nhất 01 tổ mẫu có ít nhất 3 viên mẫu/ hoặc 2 viên. Thường đại diện mỗi lô hàng sản xuất có một tổ mẫu khoan lõi kiểm tra cường độ.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN KHOAN TẠI HIỆN TRƯỜNG CỦA LAS-XD 426

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ XEM!! 
LAS-XD 426  HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH
HOTLINE : 0908.47.49.27      -      028.36720063

 

Map


Xem UGFC trên bản đồ lớn Google

Web Link

WebMail

Statistics

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday204
mod_vvisit_counterAll697649

Current : 2 guest(s),  is online

Online Support

  08.3762.0063 - 6260.0472







 

News - Event


Khảo sát địa hình, địa chất Trung tâm Viettel Huyện Châu Đức
There are no translations available.TRUNG TÂM VIETTEL HUYỆN CHÂU ...02-07-2023Details
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT QUÝ MÃO
There are no translations available....13-01-2023Details
Hồ sơ năng lưc UGFC và LAS-XD426 năm 2021
There are no translations available.UGFC kính gửi đến Quý khác...01-11-2021Details

Activity

  • Photo Title 1
  • Photo Title 2
  • Photo Title 3
  • Photo Title 4
  • Photo Title 5

UNION OF SCIENCE TECHNOLOGY ON GEOLOGY - FOUNDATION AND VERIFICATION CONSTRUCTION (UGFC)
Address : 376 Ten Lua, Binh Tri Dong B Ward, Binh Tan Dist, HCMC.
Tel: : 08.3762.0063 - 6260.0472 , Fax: 08.62601818
Email : ugfc@ugfc.vn
Copyright © 2010 UGFC. All rights reserved. Developed ICSC.